Chọn một quốc gia hoặc khu vực khác để xem nội dung cụ thể cho vị trí của bạn.
Tiếp tục

Tin tức

Tổng hợp 6+ mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất

221 lượt xem

Mục lục bài chia sẻ

Hợp đồng thi công nội thất là văn bản pháp lý để đảm bảo quyền lợi của cả bên là gia chủ và đơn vị thi công. Văn bản này quy định rõ các điều khoản về thời gian thực hiện, chi phí và hình thức thi công,... Một hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ sẽ tránh được tranh chấp giữa hai bên, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ ràng. Mời các bạn theo dõi những mẫu hợp đồng được ELKAY tổng hợp dưới đây nhé!

TOP 6+ Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất

Dưới đây là 6 mẫu mới nhất được cập nhật và tổng hợp bởi ELKAY mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu 01 hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay

Mẫu 02 hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay

Mẫu 03 hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay

Mẫu 04 hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay

Mẫu 05 hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay

Mẫu 06 hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay

Tìm hiểu về hợp đồng thi công nội thất

Theo Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13, hợp đồng thi công nội được xem là một hợp đồng dịch vụ. Nó là sự thỏa thuận giữa các bên, thường là bên thực hiện cùng với gia chủ về các điều khoản liên quan đến công việc. Trong đó, bên cung ứng dịch vụ (tức là bên thi công) sẽ hoàn thành công việc cho bên sử dụng dịch vụ (tức gia chủ) và bên sử dụng dịch vụ sẽ trả mức phí dịch vụ cho bên cung ứng.

Văn bản này là cơ sở pháp lý, khi có tranh chấp hai bên cần dựa vào điều khoản trong đó để giải quyết với nhau. Sau khi đã thỏa thuận cũng như thống nhất, hợp đồng có hiệu lực khi các bên ký tên. Vậy nên có thể nói, loại giấy tờ chính thức này có vai trò rất quan trọng, đảm bảo được các yếu tố:

  • Thể hiện rõ ràng được thông tin về mặt pháp lý của khách hàng và đơn vị thực thi như tên, địa chỉ, số điện thoại, số giao dịch (nếu đơn vị thi công là tổ chức),... 
  • Thể hiện rõ ràng quyền lợi của bên sử dụng dịch vụ và đơn vị cung cấp dịch vụ.
  • Nghĩa vụ của đơn vị cung cấp và những cam kết về công trình nếu có.
  • Những yêu cầu và thỏa thuận đã được hai bên đồng ý sẽ được ghi lại chi tiết trong hợp đồng.
  • Những yếu tố khác về mặt thi công nội thất như thời gian khởi công, các giai đoạn nhỏ, thời gian hoàn thành dự án,...

Thay vì cách thỏa thuận miệng, bạn nên ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình và tránh xung đột. Nhờ đó, các bên cũng tránh được hậu quả tranh chấp pháp lý, tăng chi phí, không đảm bảo thời gian và ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác.

Vai trò của hợp đồng
Vai trò của hợp đồng

Cơ sở pháp lý liên quan đến hợp đồng nội thất

Hợp đồng thi công nội thất là một loại hợp đồng cung ứng dịch vụ, được quy định bởi Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, văn bản pháp lý này còn sử dụng nhiều bộ luật liên quan khác như:

  • Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2017.
  • Luật thương mại năm 2005 số 36/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006.
  • Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Ngoài ra, hợp đồng còn căn cứ vào yêu cầu và thỏa thuận giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ.
Các bên ký kết được pháp luật đảm bảo, tránh được những rủi ro không đáng có và đảm bảo được quyền lợi của mình.

Cơ sở pháp lý liên quan
Cơ sở pháp lý liên quan

Nội dung chính trong hợp đồng nội thất

Các nội dung chính trong hợp đồng dựa trên sự tự nguyện của bên cung cấp dịch vụ và khách hàng. Tuy nhiên, trong văn bản bắt buộc phải có một số thông tin quan trọng bắt buộc phải có là:

  • Thông tin của người đại diện pháp lý tiếp nhận hợp đồng về mặt pháp lý.
  • Thông tin của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ: Khách hàng (Người sử dụng dịch vụ) và đơn vị thực thi (Người cung cấp dịch vụ). Cả hai cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân.
  • Tư liệu như các loại căn cước/chứng minh nhân dân, phục lục đi kèm, địa chỉ,...
  • Nếu bên cung cấp là một tổ chức hoặc doanh nghiệp thì cần cung cấp thêm tên của doanh nghiệp, mã số giao dịch,...
  • Những loại đồ nội thất hoặc nguyên vật liệu sẽ được sử dụng, chi tiết gồm số lượng, chất liệu, màu sắc,...
  • Báo giá các khoản phát sinh một cách chi tiết và cụ thể, tránh phát sinh thêm các khoản phí khác khi thực thi công trình.
  • Những khoản cần bên khách hàng cung cấp trước hoặc phải mua cũng sẽ được ghi rõ trong hợp đồng.
  • Trong phần thanh toán, cả hai cần thống nhất sau đó ghi rõ thông tin về các phương thức thanh toán hoặc các đợt thanh toán.
  • Thời gian cụ thể các giai đoạn bắt đầu thực thi, thời gian hoàn thiện và báo cáo tiến độ thi công. Ngoài ra, bên nhận thầu dự án cũng cung cấp cho khách hàng cam kết hoàn thiện đúng thời gian, nếu không phải đền bù như thế nào. (Đây là vấn đề quan trọng, gia chủ cần cân nhắc và thỏa thuận cẩn thận).
  • Trao đổi thêm với nhau về các loại giấy tờ liên quan và thủ tục cấp phép cần thiết, sau đó thêm rõ ràng vào trong hợp đồng thi công nội thất.
  • Sau này nếu phát sinh những mâu thuẫn hoặc tranh chấp, cả hai sẽ giải quyết với nhau dựa trên khoản mục nào trên hợp đồng.
  • Trình bày rõ ràng, minh bạch các khoản bồi thường trong trường hợp không đúng cam kết, các khoản chi phí có thể phát sinh.
  • Cuối văn bản sẽ có phụ lục kèm theo, chữ ký của hai bên và dấu mộc của doanh nghiệp hoặc đóng dấu của cá nhân.

Trong quá trình thỏa thuận, khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ có thể thêm vào nhiều điều khoản khác nhau. Các bên cần lưu ý đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng và ký kết, thực hiện đúng theo các điều. Ngoài ra, một số lưu ý khác sẽ được ELKAY trình bày ngay trong phần dưới đây.

Những nội dung cần có trong hợp đồng

Những lưu ý khi làm hợp đồng thi công thiết kế nội thất

Lưu ý quan trọng nhất khi làm hợp đồng chính là, ngoài những điều khoản đã thỏa thuận, hai bên không được thêm hoặc bớt bất kỳ thông tin nào. Nếu có sự thay đổi, cả hai cần bàn bạc lại với nhau rồi đi đến quyết định cuối cùng. Khách hàng cũng nên xem lại các phần phụ lục đi kèm, các chi tiết nhỏ như thời gian, số tiền để không xảy ra sai sót.

Người soạn thảo văn bản phải đáp ứng được yêu cầu: hiểu các vấn đề pháp lý, nắm rõ được các hạng mục thực thi cần làm và biết về luật xây dựng. Khi đã thống nhất và ký kết xong hợp đồng thi công nội thất, gia chủ và nhà đầu tư mỗi người sẽ giữ một bản. Bởi nó sẽ trở thành căn cứ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và sau khi thanh toán. 

Trong quá trình thực hiện công trình, người cung cấp và sử dụng dịch vụ đều phải tuân thủ theo hợp đồng. Bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra đều được xử lý theo pháp lý và các điều khoản được quy định trước đó. Vậy nên, hai bên cần cẩn thận theo dõi kỹ các điều khoản khi ký kết hợp đồng.

Vậy là trong bài viết trên đây, IKAY đã tổng hợp cho bạn những mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất hiện nay. Quý khách cũng có thể truy cập vào website của chúng tôi để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm đơn vị thi công nhà ở, nội thất, kiến trúc uy tín, hãy liên hệ với IKAY qua số điện thoại 1900 638 348 ngay nhé!

Bạn cần tư vấn

Liên hệ ngay với Ikay qua Hotline: 0862 851 588

Email: contact@ikay.vn

Đánh giá & bình luận

0

0 đánh giá

0

0

0

0

0

Đánh giá của bạn:

Gửi bình luận

Chia sẻ:

Nhận cập nhật

Bài viết mới sẽ được gửi tới email mà bạn đăng ký

Yêu cầu tư vấn






Gửi

Trang tin tức của chúng tôi cập nhật hàng ngày các tin mới nhất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và nội thất trong nước và quốc tế. Bao gồm các tin tức về các công trình mới, công nghệ mới, các xu hướng thiết kế mới... nhằm mang đến nguồn thông tin kịp thời, hữu ích cho độc giả.

Tính phí xây dựng chỉ 30s

Nhận các tính năng mới mạnh mẽ trong tầm tay bạn tự động và không mất thêm phí. Công nghệ của IKay trở nên tốt hơn theo thời gian, vì vậy bạn luôn có tính năng mới với mức độ bảo mật cao nhất

Bắt đầu tính phí
application-home