Chọn một quốc gia hoặc khu vực khác để xem nội dung cụ thể cho vị trí của bạn.
Tiếp tục

Tin tức

Phong cách Đông Dương – Bản giao hưởng văn hóa Đông Tây độc đáo

665 lượt xem

Mục lục bài chia sẻ

Sự giao thoa tuyệt hảo giữa hai nền văn hóa Đông – Tây đã tạo nên một phong cách thiết kế nội thất mang đậm dấu ấn, bản sắc, tinh hoa văn hóa của những nền văn hóa lớn của nhân loại.

Đó là phong cách Đông Dương mang tính thẩm mỹ cao, vừa hòa quyện giữa nét hoài cổ, tinh tế Á Đông, vừa có sự hiện đại, lãng mạn của phương Tây. Hãy cùng Ikay Group tìm hiểu không gian nội thất mang hơi thở Indochine có gì thú vị trong bài viết dưới đây.

Lịch sử hình thành và phát triển của phong cách Đông Dương (Indochine Style) 

Trong tiếng Pháp, “Indochine” có nghĩa là Đông Dương – một bán đảo khu vực Đông Nam Á, gần phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ. Bao gồm các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Malaysia. Nguyên gốc thuật ngữ này đặt ra vào đầu thế kỷ XIX là Indo – China nhằm nhấn mạnh sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực.

Tuy nhiên, lối thiết kế nội thất Đông Dương bắt nguồn từ nét kiến trúc của Pháp cổ. Bởi những năm 1839-1954, khu vực Đông Nam Á chịu sự cai trị của Thực dân Pháp. Tại nước ta, phong cách thiết kế này bắt nguồn từ thời Pháp thuộc và trải qua các giai đoạn lịch sử hình thành, phát triển như sau:  

Nhen nhóm hình thành từ thời Pháp thuộc

Trong suốt thời gian xâm lược Việt Nam, Pháp thực hiện chính sách “đồng hóa” dân ta trên tất cả phương diện văn hóa, tôn giáo, ẩm thực cho đến kiến trúc, nội thất. Do đó, hơi thở Indochine cũng được kiến trúc sư Ernest Hébrard (người Pháp) tiếp nhận và ứng dụng vào xây dựng kiến trúc nước ta. Ban đầu, đây là lối kiến trúc tân cổ điển đặc trưng nước Pháp.

Chân dung kiến trúc sư Ernest Hébrard

Tuy nhiên, để phù hợp và thích ứng với điều kiện khí hậu, lối sống, văn hóa bản địa, phong cách này dần “nhiệt đới hóa” phù hợp với Việt Nam. Chính kiến trúc sư Ernest Hébrard một lần nữa tìm ra phương án thiết kế, chắt lọc tinh túy giữa hai nền văn hóa Pháp – Việt từ kiểu dáng, chất liệu, chi tiết văn hóa đặc trưng…

Rồi hòa quyện chúng một cách khéo léo, tinh tế, tạo ra bản giao hưởng Indochine mới lạ, độc đáo, tồn tại đến ngày nay.

Một nét hoài niệm kiêu hãnh tồn tại đến ngày nay.

Theo một số tài liệu ghi chép, trong những năm 1920 – 1945, phong cách Đông Dương bắt đầu thịnh hành và trở nên cực thịnh ở nước ta. Tuy nhiên, đến những năm 1960, phong cách này dần suy yếu nhưng không hề mất đi mà vẫn được duy trì, phát triển đến hiện tại. 

Những công trình kiến trúc, nhất là biệt thự phong cách Đông Dương độc đáo với màu sắc, chất liệu, họa tiết thuần Việt giao thoa hơi thở đặc trưng phương Tây vẫn hiên ngang qua nhiều thập kỷ. Chúng được thể hiện rõ nét qua công năng của từng sản phẩm nội thất và yếu tố thẩm mỹ cao. Nhờ đó nhiều người vẫn ca ngợi đây là một phong cách độc đáo và ấn tượng. 

Tiêu biểu là các công trình kiến trúc nổi tiếng trong nước và thế giới như Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bộ Ngoại giao… Một trong số đã đã trở thành biểu tượng của TP.HCM, Việt Nam.

Không gian Indochine đây cuốn hút

Những nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của phong cách thiết kế Đông Dương

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, biết bao xương máu của cha ông đã đổ xuống để giành lấy nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay. Hẳn những trang sử hào hùng nhưng vô cùng đau thương, khốc liệt về “100 năm đô hộ giặc Tây” vẫn còn là nỗi ám ảnh, xúc động với người Việt Nam ta. 

Đau thương, mất mát là thế nhưng không thể phủ nhận những giá trị hiện đại, văn minh mà người Pháp đã để lại cho chúng ta. Đơn cử là Indochine Style. Một phong cách kiến trúc với sứ mệnh kết nối những giá trị hoài cổ trong truyền thống Á Đông và sự hiện đại, sang trọng trong kiến trúc Pháp.

Đó còn là sự độc đáo, nét đặc trưng khác biệt từ chất liệu, hoa văn truyền thống, biến tấu màu sắc hiện đại, trẻ trung, yếu tố tâm linh, giá trị nghệ thuật…

Lựa chọn chất liệu trong phong cách Indochine

Tinh thần của ngôi nhà, công trình kiến trúc mang hơi thở Đông Dương luôn được thể hiện qua chất liệu. Theo đó, chúng kết hợp linh hoạt các chất liệu mang tính thời đại như sắt thép, bê tông, kính… và điểm nhấn chính là các chất liệu mộc mạc: gỗ, tre, gạch, nứa, mây…

Đây là những chất liệu thiên nhiên, mang đậm dấu ấn Việt Nam, có tính thẩm mỹ và độ bền cao. Trên hết, sự kết hợp tinh tế các chất liệu này còn thể hiện dấu ấn cá nhân vô cùng “sành điệu”, gu thẩm mỹ ấn tượng của gia chủ.

Gỗ là vật liệu chủ đạo tạo nên không gian ấm cúng, gần gũi

Vai trò của chất liệu gỗ

Gỗ đóng vai trò quan trọng trong các ngôi nhà, công trình kiến trúc có nội thất phong cách Đông Đương. Chất liệu này không chỉ mang đến sự đẳng cấp, sang trọng và còn khiến không gian trở nên ấm cúng, mộc mạc.

Không chỉ vậy, gỗ là vật liệu ưa chuộng của người dân nước ta. Bởi đây là nguồn tài nguyên đa dạng chủng loại, bền chắc và tính thẩm mỹ cao.

Trong các thiết kế Indochine, gỗ được sử dụng làm tường, sàn, cửa, bàn ghế, giường tủ hay những chi tiết trang trí như phù điêu, lục bình, tượng… vô cùng độc đáo và mới lạ.

Sự sáng tạo với chất liệu tre

Có thể thấy, tre sở hữu nhiều ưu điểm độc đáo như màu sắc tự nhiên, dẻo dai và chịu va đập tốt. Vì lẽ đó, tre trở thành là một loại chất liệu đặc trưng, phổ biến trong phong cách này.

Các kiến trúc sư thường sử dụng tre làm các chi tiết trang trí, tạo điểm nhấn và dấu ấn đặc trưng của phong cách thiết kế. Đó có thể là một bức tường treo, màn chắn, rèm treo, đèn trần, đèn bàn… Hay cả các đồ nội thất quan trọng trong nhà như giường, bàn, ốp trần, ghế…

Những sản phẩm, thiết kế nội thất làm từ tre luôn luôn mang đến không gian mát mẻ vào mùa nóng, ấm áp vào mùa lạnh. Đặc biệt, nhờ chất liệu này, không gian sống mang hơi thở Đông dương thêm phần yên bình, tĩnh lặng, là nơi để gia chủ trở về đúng nghĩa, thư giãn thực thụ.

Gạch bông theo phong cách Indochine

Ứng dụng chất liệu gạch

Bởi những yếu tố hoài niệm, mộc mạc vốn có nên gạch đóng vai trò đặc biệt trong thiết kế Indochine. Gạch nung và gạch bông là hai loại gạch chủ yếu thường được sử dụng để ốp tường, lát sàn cũng như các bề mặt khác trong nhà.

Chúng thường được chế tác với nhiều họa tiết hoa văn tinh xảo, đẹp mắt và màu sắc trung tính, hài hòa tạo nên vẻ đẹp tinh tế và sang trọng.  

Đặc biệt, chất liệu gạch mang lại cảm giác ấm áp, vững chãi những giản dị cho những người trong gia đình. Riêng gạch bông thường được chế tác với màu sắc trung tính mát mẻ, sáng bóng; các họa tiết hoa văn sắc sảo nhưng không kém phần tinh tế.

Nhờ sự khéo léo trong cách thiết kế, ứng dụng chất liệu gạch mà tổ ấm Indochine vừa sang trọng, độc đáo nhưng cũng vô cùng thân thuộc, gần gũi.

Hoa văn truyền thống Việt Nam làm nên nét riêng

Họa tiết, hoa văn truyền thống Việt Nam là một điểm nhấn, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt không thể thiếu của ngôi nhà mang bản sắc Đông Dương.

Chúng là sự hòa quyện, kết tinh từ những giá trị văn hóa truyền thống, thăng trầm của các giai đoạn lịch sử rồi đổi mới, chắt lọc, sáng tạo… Để từ đó mang đến những giá trị vượt thời gian, nâng tầm không gian sống của gia chủ.

Bức tranh sen trắng thanh cao, nhẹ nhàng cân bằng tổng thể không gian

Theo đó, hoa văn truyền thống của lối thiết kế này bắt đầu xuất hiện từ thời Đông Sơn. Ban đầu, chúng chỉ đơn giản được cách điệu từ hình ảnh cây, lá, hoa. Dưới thời kỳ An Nam, họa tiết này được kết hợp, sáng tạo phong phú, cách điệu vô cùng tỉ mỉ từ những hình kỷ hà, lá hoa, hình thú, tĩnh vật, hình chữ nhật…

Bắt đầu từ đó cho đến ngày này, hoa văn truyền thống có thể gọi là “linh hồn” của các công trình mang hơi thở Indochine Style. Sự xuất hiện của chúng làm cho không gian giàu tính nghệ thuật đặc sắc, in đậm dấu ấn của nền văn hóa Việt Nam.

Hoa văn được sử dụng rộng rãi

Chính vì vậy, giữa bản giao hưởng Đông Tây, các họa tiết hoa văn là vẻ đẹp, tinh hoa thiết kế phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Các họa tiết hoa văn được các kiến trúc sư áp dụng vào các thiết kế ở trần, vách ngăn, vách tường, sàn hay các các chi tiết thiết kế như đèn, khăn trải bàn bàn, gối ôm… tạo nên nét riêng đắt giá.

Từ đó góp phần thể hiện “cái tôi” cá nhân, hay gửi gắm đầy tinh tế về một quan niệm, tâm linh hay tín ngưỡng nào đó của gia chủ.

Những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, độc đáo

Song hành cùng họa tiết hoa văn truyền thống, những tác phẩm phù điêu mang vẻ đẹp vĩnh cửu đậm chất Á đông cũng được ứng dụng vào không gian nội thất Đông Dương.

Phù điêu gỗ được ứng dụng để trang trí

Những tác phẩm điêu khắc được lấy cảm hứng những hình tượng, chi tiết thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa Việt Nam. Đó có thể là con rối, hoa sen, bồ đề hay tượng Phật…:

+ Tứ linh: Chính là 4 hình tượng Long – Lân – Quy Phụng tượng trưng cho sự cát tường, may mắn và hạnh phúc cho gia chủ.

+ Tượng phật: đây là biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng của đạo Phật. Hình ảnh tượng Phật xuất hiện trong nhà sẽ mang đến bình yên, an lành, che chở và bảo vệ gia chủ.

+ Hoa sen: Đây là quốc hoa của Việt Nam, một hình ảnh gần gũi, yên ả và thanh bình. Đồng thời, hoa sen cũng là biểu tượng trong đạo Phật với ý nghĩa thanh cao, trong sạch, tĩnh tâm tự tại…

+ Bồ đề: Lá bồ đề là hình ảnh biểu tượng của đại giá, tượng trưng cho sự từ bi, bình an và may mắn.

+ Con rối: Hình ảnh gắn liền với bộ môn nghệ thuật múa rối – một hình thức sân khấu của nước ta. Nó là biểu tượng dân gian quen thuộc, gắn liền với bao thế hệ người Việt.

Dễ dàng nhận thấy, những tác phẩm phù điêu trang trí là những tác phẩm nghệ thuật đầy sự tỉ mẩn, sắc sảo và tinh tế. Trong đó, gỗ, đá, thạch cao… là những chất liệu thường dùng để điêu khắc, chạm trổ.

Chúng đòi hỏi người nghệ nhân phải có đôi bàn tay điêu luyện, kỳ công và tỉ mỉ. Nhờ đó mà những tác phẩm điêu khắc có giá trị vô cùng lớn, tạo chiều sâu và nét sang trọng bật nhất cho phối cảnh không gian.

Phòng khách ấm cúng, sang trọng

Phòng khách ấm cúng với phong cách Đông Dương

Mang sứ mệnh kết nối giữa những giá trị hoài cổ và hiện đại, văn hóa phương Đông và phương Tây, phòng khách Indochine mang hơi thở vô cùng độc đáo, một không gian độc bản của căn nhà.

Là không gian quan trọng nhất, phòng khách luôn thể hiện trọn vẹn, toát lên nét đặc trưng của phong cách từ màu sắc, chất liệu sử dụng cho đến cách bày trí không gian, chi tiết trang trí.

Các kiến trúc sư khi vận dụng lối thiết kế này thường sử dụng gam màu đen, trắng, xám, xanh rêu, vàng đất làm chủ đạo. Đồng thời, gam màu sắc thường mang tính nhiệt đới như chính nét khí hậu đặc trưng nước ta.

Nét màu trung tính tối giản, hiện đại kết hợp gam màu nhiệt đới rực rỡ, tạo nên một bản giao hưởng đầy sinh động, phá cách và lôi cuốn.

Những đồ nội thất, vật dụng cơ bản, phổ biến trong không gian sống Á Đông cũng được bày trí tại phòng khách. Nổi bật trong số đó, có thể kể đến những bộ bàn ghế gỗ chạm trổ tinh xảo. Hoặc bộ sofa gỗ thiết kế tối giản, bọc đệm họa tiết hình học, hoa lá, kỷ hà… mang đậm nét đặc trưng văn hóa phương Đông. 

Có thể thấy, hầu hết các đồ nội thất phòng khách được làm từ gỗ, tre, nứa. Những vật liệu này góp phần tạo nên một không gian mộc mạc, ấm cúng đặc trưng của hơi thở Indochine.

Bên cạnh đó, tranh trang trí, tác phẩm điêu khắc, phù điêu, các họa tiết hoa văn kinh điển, khung vòm… cũng được các kiến trúc sư vận dụng để tạo nét tinh xảo và điểm nhấn cho không gian phòng khách.

Nhờ đó, khi khách đến thăm nhà sẽ dễ dàng nhận ra dấu ấn cá nhân, cá tính và cả tín ngưỡng của gia chủ thông qua các chi tiết đặc trưng này.

Ngoài ra, bạn dễ dàng bắt gặp những đường cong mềm mại, uyển chuyển sóng đôi cùng những hinh khối vuông vức, đường nét thẳng tắp của hơi thở hiện đại.

Đồng thời, tổ chức không gian cũng sẽ được sắp xếp theo bố cục đối xứng đầy chuẩn mực nhờ kế thừa từ nét kiến trúc phương Tây cổ điển.

Phòng ngủ hiện đại, bình yên

 

Phòng ngủ sang trọng với phong cách Đông Dương

Phong cách này mang đến một gian phòng ngủ “nghỉ dưỡng” thực thụ. Bởi sự ấm cúng, bình yên trong nét đẹp thân thuộc từ văn hóa truyền thống phương Đông hòa quyện cùng nét sang trọng, quyến rũ rất Tây.

Không dành quá nhiều chi tiết, điểm nhấn như phòng khách, phòng ngủ được thiết kế đồ nội thất đơn giản. Đường nét cơ bản, không cầu kỳ, nhiều họa tiết, hoa văn trang trí.

Một số đồ nội thất cơ bản được sử dụng trong lối thiết kế này là giường, tủ, bàn trang điểm, gương, ghế, đèn ngủ… Chúng thường được làm bằng gỗ tự nhiên, tre, mây… 

Tạo nên một không gian ấm áp về đêm, mát mẻ, gần gũi thiên nhiên vào ban ngày nhưng không kém phần trẻ trung, hiện đại. Nhờ đó, cảm xúc chủ nhân phòng ngủ luôn được xoa dịu, nâng niu, dễ dàng ru mình vào giấc ngủ ngọt lành, bình yên.

Phòng bếp tiện nghi, độc đáo

Không gian bếp hiện đại, tiện nghi

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của chủ nhân, không gian bếp luôn đòi hỏi sự tiện nghi và hiện đại. Phòng bếp phong cách Indochine cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, không gian bếp lối thiết kế này thường toát lên vẻ đẹp tinh tế và phảng phất hơi thở hoài cổ. Sự mộc mạc, gần gũi sẽ tạo nguồn cảm hứng vô tận cho những người sưởi ấm “trái tim” ngôi nhà tạo nên những bữa cơm ấm cúng, sum vầy.

Theo đó, tủ bếp, quầy bar, đảo bếp, bàn ăn là những nội thất chủ đạo. Riêng tủ bếp đóng vai trò quan trọng nhất, kế đến là đảo bếp. Quầy bar có hay không tùy thuộc và nhu cầu sử dụng và sở thích của từng gia chủ. Ngoài ra còn có các thiết bị, dụng cụ đảm bảo sự kiện nghi cho không gian này.

Các loại đá tự nhiên, marble, granite… là những vật liệu hiện đại được ưa chuộng với độ sáng bóng, tươi mới và sang trọng. Tất nhiên, gạch bông là chất liệu không thể thiếu làm nếu dấu ấn Indochine. Chúng thường được lát sàn, ốp bếp để tạo điểm nhấn, nét độc đáo cho căn bếp của gia đình.

Phòng thờ yên tĩnh, tôn nghiêm

Phòng thờ trang nghiêm, tinh tế

Từ ngàn xưa, người Việt luôn coi trọng việc tưởng nhớ, thờ cùng ông bà tổ tiên. Vì thế, phòng thơ chính là nơi trang nghiêm, linh thiêng nhất trong nhà. 

Đó cũng là lý do mà thiết kế Đông Dương được nhiều gia chủ hướng đến bởi tính thẩm mỹ, nét trang nghiêm và mang đậm giá trị truyền thống thiêng liêng.

Theo đó, chất liệu gỗ tự nhiên với hoa văn tinh xảo, cảm giác ấm áp thường được sử dụng cho phòng thờ. Bàn thờ, tủ thờ, vách ngăn, chân đèn, bình hoa, lư hương… đều chạm hoa văn toát lên giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. 

Chính sự chỉn chu, tỉ mỉ trong lối kiến trúc này đã phần nào thể hiện sự hiếu đạo, thành kính đối với tổ tiên, cội nguồn của gia chủ.

–  Phòng thờ Đông Dương thường được sử dụng gam màu đen, nâu trầm ấm, toát lên sự tôn nghiêm và trang trọng.

–  Lát nền bằng gạch bông với hoa văn nhã nhặn. Đồng thời khi kết hợp với gam màu trầm ấm chủ đạo, độ sáng của gạch bông sẽ tăng tính thẩm mỹ và tươi mới cho không gian.

–  Những bức tranh sơn dầu, hình tượng điêu khắc mang hình hoa sen, bồ đề, hình ảnh tứ quý như tùng cúc trúc mai, long, lân, quy, phụng… tao nhã, uy nghi, đậm chất phương Đông cũng được sử dụng làm điểm nhấn nơi thờ cúng.

–  Vì yếu tố tâm linh, phong thủy, phòng thờ thường được gia chủ ngăn cách với các không gian chức năng khác. Vách ngăn bằng gỗ với hoa văn tinh tế, trang nhã chính là lựa chọn đầy tinh tế tạo sự yên tĩnh và tăng tính thẩm mỹ cho nơi trang nghiêm này.

Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có cái nhìn tổng thể về phong cách thiết kế nội thất Đông Dương. Nếu bạn thực sự mê mẫn, đắm chìm trong bản giao hưởng văn hóa Đông Tây vô cùng độc đáo này. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.638.348  để được tư vấn kỹ hơn và nhận báo giá tốt nhất thị trường nhé!

Bạn cần tư vấn

Liên hệ ngay với Ikay qua Hotline: 0866 062 115

Email: contact@ikay.vn

Đánh giá & bình luận

0

0 đánh giá

0

0

0

0

0

Đánh giá của bạn:

Gửi bình luận

Chia sẻ:

Nhận cập nhật

Bài viết mới sẽ được gửi tới email mà bạn đăng ký

Tính phí xây dựng chỉ 30s

Nhận các tính năng mới mạnh mẽ trong tầm tay bạn tự động và không mất thêm phí. Công nghệ của IKay trở nên tốt hơn theo thời gian, vì vậy bạn luôn có tính năng mới với mức độ bảo mật cao nhất

Bắt đầu tính phí
application-home