Chọn một quốc gia hoặc khu vực khác để xem nội dung cụ thể cho vị trí của bạn.
Tiếp tục

Tin tức

Cấu tạo tủ bếp bao gồm mấy phần? Chức năng của từng bộ phận?

681 lượt xem

Mục lục bài chia sẻ

Cấu tạo tủ bếp bao gồm 5 phần, chúng kết hợp với nhau để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện. Dòng này hiện được sử dụng rộng rãi trong không gian nấu nướng của gia đình.

Mời bạn dành thời gian đọc ngay bài viết do Ikay Group cung cấp dưới đây để hiểu rõ hơn. Chuyên trang cũng mang tới cho độc giả nhiều thông tin hữu ích khác. Nhờ đó, bạn dễ dàng tham khảo và áp dụng vào công trình thực tế.

Tủ bếp là gì?

Tủ bếp chính là sản phẩm nội thất được thiết kế và thi công trong phòng bếp. Sản phẩm giúp hỗ trợ quá trình nấu ăn trở nên tiện lợi, an toàn hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng để chứa các loại đồ khô, gia vị.

cau-tao-tu-bep-1
Tủ bếp chính là sản phẩm nội thất được thiết kế và thi công trong phòng bếp

Tủ bếp còn có thể chứa chạn bát, bếp gas, bếp từ, giá bát đĩa, xoong nồi, máy hút mùi,… Dòng này đã trở thành một phần quan trọng của các gian bếp hiện đại. Khi sử dụng bạn sẽ nhận lại không gian gọn gàng, ngăn nắp.

Tủ bếp chính thức xuất hiện qua tranh ảnh vào năm 1974. Trải qua các giai đoạn của lịch sử chúng đã phát triển, nâng cấp về thiết kế, chất liệu. Ngay từ khi ra đời sản phẩm này đã khẳng định vai trò quan trọng mặc dù thiết kế khá thô sơ.

Tại Việt Nam, tủ bếp sơ khai chính là Chạn bát. Sản phẩm này gắn liền với mỗi tuổi thơ của mỗi chúng ta. Thiết kế được làm bằng gỗ hoặc thân cây Tre tạo nên.

Nhìn chung, bếp chính là không gian sinh hoạt chung của mỗi gia đình, nơi biểu thị sự ấm cúng. Đồng thời, nơi đây cũng trở thành tiền đề để cho ra những bữa ăn ngon. Nhờ vậy, từng thanh viên sẽ được quây quần bên nhau sau từng giờ học tập và làm việc mệt mỏi.

Chi tiết từng phần của cấu tạo tủ bếp

Để hiểu rõ về cấu tạo tủ bếp chúng ta sẽ đi vào phân tích từng phần. Dưới đây là thông tin chi tiết bạn nên theo dõi:

cau-tao-tu-bep-2
Cấu tạo tủ bếp bao gồm 5 phần khác nhau

Cấu tạo

Chi tiết

✅  Cấu tạo tủ bếp – Phần khung

- Phần khung tủ bếp được chia ra làm 2 loại chính là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.

- Đối với phần khung làm từ gỗ công nghiệp có độ co giãn, đàn hồi tốt, chống nước. Chúng bao gồm các loại cốt gỗ MDF, HDF, MDF. Dòng này rẻ hơn 30% so với gỗ tự nhiên nên được nhiều gia chủ lựa chọn.

- Khung tủ bếp bằng gỗ tự nhiên có thể kể đến như các loại gỗ Sồi, gỗ Căm Xe, gỗ Hương, Xoan, Gõ Đỏ,.. Chúng được đánh giá cao vì tính liên kết tốt, kiểu dáng tinh xảo. Tất cả mang lại giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật tuyệt vời.

- Ngoài ra, phần khung của tủ bếp còn được làm từ chất liệu Inox, nhựa, nhôm.

✅   Bề mặt của tủ bếp

- Nhắc tới cấu tạo tủ bếp không thể bỏ qua phần bề mặt. Theo đó, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm.

- Hiện nay có bề mặt tủ bếp bằng gỗ công nghiệp, phổ biến với các dòng Melamine, Acrylic, Laminate. Chúng có ưu điểm là láng mịn, sáng bóng, chống trầy xước, chịu nhiệt tốt, chịu ẩm.

- Bề mặt bếp bằng gỗ tự nhiên có thể chạm khắc tạo ra những họa tiết, hoa văn tinh xảo. Dòng này còn mang tới đường vân đẹp mặt, độc đáo mang tới không gian sang trọng.

✅   Mặt bàn của tủ bếp

- Cấu tạo tủ bếp còn bao gồm mặt bàn.

- Bộ phận này thường được làm bằng đá, mang lại độ cứng cao.

- Hiện nay, mặt bàn bếp được sử dụng phổ biến nhất là đá Granite và Marble.

- Mặt bàn đá có độ cứng cao, dù băm chặt thức ăn cũng không lo bị nứt hay vỡ. Đồng thời dòng này cũng ít bị trầy xước, không ngấm nước.

✅   Kính ốp bếp

- Muốn tạo ra không gian bếp sạch sẽ bạn nên cân nhắc sử dụng kính ốp.

- Vật liệu này dễ dàng lau chùi, vệ sinh và tạo điểm nhấn cho khu vực nấu nướng. Hơn hết, đây cũng là phần quan trọng trong cấu tạo tủ bếp.

- Khách hàng có thể lựa chọn kính ốp bếp với các màu sắc như xanh dương, xanh ngọc, vàng chanh, xám,…

- Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại kính thường(tiêu chuẩn từ 8 đến 10mm), kính dán(tiêu chuẩn từ 6.38 đến 10.38), kính cường lực(tiêu chuẩn 5 đến 10mm).

✅    Hệ thống phụ kiện

- Cấu tạo tủ bếp còn bao gồm hệ thống phụ kiện giúp cho không gian lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ.

- Mỗi loại phụ kiện sẽ đảm nhận một công năng riêng để phù hợp với kiểu dáng, nhu cầu sử dụng.

- Phần lớn các phụ kiện chuyên dùng trong tủ bếp chính là giá nâng hạ, giá dao thớt, giá gia vị, mâm xoay liên hoàn,…

Lưu ý khi thiết kế hệ thống tủ bếp trong gia đình

Khi thiết kế hệ thống tủ bếp khách hàng cần lưu tâm tới nhiều vấn đề. Như vậy mới có thể đảm bảo sản phẩm đẹp sang, tiện sử dụng:

cau-tao-tu-bep-3
Khi thiết kế hệ thống tủ bếp khách hàng cần lưu tâm tới nhiều vấn đề
  • Hiểu rõ được cấu tạo tủ bếp và tiến hành đo đạc chi tiết từng bộ phận. Đảm bảo sản phẩm phải ăn khớp với không gian bếp.
  • Chọn dòng vật liệu làm tủ bếp phù hợp với phong cách thiết kế cũng như nhu cầu sử dụng.
  • Khách hàng có thể thêm hoặc lược bớt đi một số loại thiết bị nhà bếp theo sở thích cá nhân.
  • Nên thiết kế và bố trí hệ thống nước, điện thích hợp với mạng lưới điện của gia đình.
  • Nếu sử dụng đèn LED cần ưu tiên loại có màu sắc cũng như độ sáng hợp lý, chống nước.

Chiêm ngưỡng các mẫu tủ bếp thịnh hành hiện nay

Ngoài việc tìm hiểu về cấu tạo tủ bếp khách hàng nên tham khảo các thiết kế đẹp. Như vậy bạn mới có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.

Tủ bếp hình chữ I

Tủ bếp chữ I là một giải pháp thiết kế dành cho những không gian hẹp hoặc căn hộ chung cư. Cấu tạo tủ bếp khá đơn giản với các thiết bị bếp được bố trí trên một đường thẳng.

cau-tao-tu-bep-4
Tủ bếp hình chữ I mang đến không gian rộng, thoáng

Trong tủ bếp chữ I, bồn rửa thường nằm ở giữa với tủ lạnh và bếp ở hai bên. Bạn có thể mở rộng diện tích lưu trữ bằng cách thêm tủ bếp trên. Sử dụng sản phẩm này sẽ giúp không gian thêm ngăn nắp, rộng thoáng mà vẫn đảm bảo sự ấm cúng.

Hơn thế nữa, gian bếp ưu tiên sử dụng tông màu sáng cùng cách bố trí đèn điện phù hợp. Nhờ đó, nơi đây sẽ mang tới cho bạn nguồn cảm hứng nấu nướng bất tận. Đồng thời, bạn cũng chăm sóc gia đình thật tốt cùng những món ăn ngon.

Tủ bếp hình chữ L

Tủ bếp chữ L có thiết kế gồm hai nhánh chạy dọc theo hai bức tường để tạo ra một góc vuông. Điều này giúp tận dụng không gian góc phòng hiệu quả.

cau-tao-tu-bep-5
Thiết kế tủ bếp hình chữ L giúp tận dụng tối đa phần góc của ngôi nhà

Đây là phương án thiết kế phổ biến và linh hoạt, giúp bạn tận dụng mọi ngóc ngách của căn bếp. Tủ bếp chữ L giúp bạn dễ dàng phân chia khu vực nấu nướng. Điều này có thể dựa trên nguyên tắc tam giác vàng, tạo sự thuận tiện khi làm việc trong bếp.

Tủ bếp sẽ giúp bạn sắp xếp mọi đồ đạc vật dụng một cách ngăn nắp. Đồng thời, bạn cũng cảm nhận được sự thoải mái, tiện nghi, chuẩn không gian sống hiện đại. Đây cũng là điều mà mọi gia chủ muốn hướng tới.

Tủ bếp hình chữ U

Tủ bếp chữ U bao gồm ba nhánh trải dọc trên ba mặt tường của căn bếp. Đây là một thiết kế thích hợp cho các phòng bếp rộng rãi hoặc biệt lập.

cau-tao-tu-bep-6
Tủ bếp hình chữ U mang đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian nấu nướng

Thiết kế chữ U cho phép phân chia căn bếp thành ba khu vực làm việc gọn gàng. Ba mặt tường được tận dụng hiệu quả để lắp đặt các thiết bị và bộ lưu trữ.

Cấu tạo tủ bếp chữ U bao gồm bề mặt đá cứng vững, chắc chắn, không bị trầy xước. Hệ thống khung vững chãi tăng thêm độ bền cho sản phẩm. Đặc biệt dòng này có nhiều ngăn giúp bạn có thể thỏa sức cất trữ bất cứ đồ vật nào và tìm kiếm chúng dễ dàng.

Tủ bếp hình chữ G

Tủ bếp chữ G là một dạng thiết kế tủ bếp tương tự với tủ bếp chữ U. Thế nhưng đây đã trở thành thiết kế mở rộng hơn. Điểm đặc biệt của tủ bếp chữ G là có một nhánh tủ bếp thứ tư. Trong đó thường là một quầy bar mini hoặc một bàn đảo bếp.

cau-tao-tu-bep-7
Tủ bếp chữ G cho phép gia chủ cất trữ nhiều đồ đạc, kiến tạo không gian ngăn nắp

Cấu tạo tủ bếp chữ G bao gồm ba nhánh tủ bếp chạy dọc theo ba mặt tường của căn bếp giống như tủ bếp chữ U. Nhánh thứ tư của tủ bếp chữ G đặt ngang qua một phần của không gian bếp hoặc nằm ở giữa tạo thành một góc vuông hoặc chữ G.

Thiết kế chữ G mang lại tính linh hoạt cho không gian bếp. Bạn có thể thiết kế không gian theo ý thích của bản thân và thỏa sức chế biến thực phẩm như mong muốn.

Thiết kế tủ bếp chữ G thích hợp cho các không gian bếp mở. Nhờ đó, không gian vốn đã rộng rãi càng trở nên thoáng đãng, thoải mái hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, thiết kế này có khả năng tận dụng hiệu quả không gian. Trong đó đặc biệt trong việc lưu trữ và bố trí thiết bị.

Mỗi gian bếp sẽ phù hợp với một loại tủ khác nhau. Vì thế, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thiết kế hoặc lắp đặt để đảm bảo sự phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin và phân tích chi tiết về cấu tạo tủ bếp. Bạn muốn trao đổi trực tiếp với chuyên gia cũng như nhận lại giải pháp thiết kế tối ưu hãy kết nối tới Ikay Group ngay hôm nay.

Bạn cần tư vấn

Liên hệ ngay với Ikay qua Hotline: 0866 062 115

Email: contact@ikay.vn

Đánh giá & bình luận

0

0 đánh giá

0

0

0

0

0

Đánh giá của bạn:

Gửi bình luận

Chia sẻ:

Nhận cập nhật

Bài viết mới sẽ được gửi tới email mà bạn đăng ký

Tính phí xây dựng chỉ 30s

Nhận các tính năng mới mạnh mẽ trong tầm tay bạn tự động và không mất thêm phí. Công nghệ của IKay trở nên tốt hơn theo thời gian, vì vậy bạn luôn có tính năng mới với mức độ bảo mật cao nhất

Bắt đầu tính phí
application-home