Chọn một quốc gia hoặc khu vực khác để xem nội dung cụ thể cho vị trí của bạn.
Tiếp tục

Tin tức

Kiến trúc sư là gì?

370 lượt xem

Mục lục bài chia sẻ

Kiến trúc sư là ngành nghề rất phổ biến hiện nay. Vậy kiến trúc sư là gì? Làm thế nào trở thành kiến trúc sư giỏi?

Kiến trúc sư – Cơ hội việc làm trong tương lai

Kiến trúc sư là một công việc khá hot và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên môn cao đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên không vì những rào cản kỹ năng ấy mà các bạn lại bỏ lỡ cơ hội việc làm lương cao như vậy. Bởi lẽ nghề này ở thời đại nào cũng luôn cần và có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội cũng như môi trường sống và làm việc của chúng ta. Vậy thì kiến trúc sư là gì? Làm sao để trở thành một kiến trúc sư thì trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Kiến trúc sư – Cơ hội việc làm trong tương lai

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người sáng tạo và lên ý tưởng để thiết kế các công trình, kiến trúc, nội thất, cảnh quan… Không những thế họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo các công trình kiến trúc được thực hiện theo đúng bản vẽ, thiết kế và kế hoạch đã đặt ra.

Trong quá trình thiết kế, họ phải sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình, vận dụng tất cả các giải pháp về công năng, kỹ thuật và tính thẩm mỹ để tạo ra các công trình các không gian sống, làm việc, giải trí...  với công trình tổng thể mới lạ, đẹp mắt và phù hợp với cảnh quan xung quanh, phù hợp với nhu cầu của con người và môi trường…

Bên cạnh đó, nghề này còn phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để tạo nên những công trình đáp ứng được tính thẩm mỹ cũng như nhu cầu sử dụng. Họ sẽ chuyển đổi nhu cầu sử dụng của khách hàng vào các bản vẽ nhờ vào đôi bàn tay tài ba của mình sau đó sẽ hiện thực nó thành những công trình thẩm mỹ nhất phục vụ đời sống xã hội của con người.

Hay nói cách khác, kiến trúc sư chính là người có khả năng chuyển đổi nhu cầu sử dụng của con người thành các giải pháp liên quan đến kỹ thuật công trình, không gian, mặt bằng đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cũng như nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người đối với công trình xây dựng đó.

Ngoài ra, nghề này còn được coi như là các nhà tiên tri dự báo về xu hướng phát triển và cách tân hiện đại của các công trình xây dựng hay thiết kế quy hoạch vùng, khu công nghiệp, khu dân cư và cảnh quan đô thị trong tương lai…

Bạn có thể hiểu đơn giản nhất kiến trúc sư là người tạo ra sản phẩm xây dựng, thi công thông qua các bản vẽ thiết kế công trình nhằm hiện thực hóa những nhu cầu về không gian của con người. Điều đó tạo nên tổng thể một thiết kế mang tính độc đáo, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là gì?

Lịch sử và phát triển của nghề kiến trúc sư

Lịch sử

Bàn về nguồn gốc lịch sử của nghề kiến trúc sư có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau. Một bên ghi nhận và cho biết nghề này xuất hiện vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, do nhà sử học người Hy Lạp – tên là Herodotus, ông đã mô tả đường hầm Eupalinos như sau: “kiến trúc sư thiết kế công trình này là Megarian Eupalinos, con trai của Naustrophos”.

Theo đó, nhà sử học này đã đề cập đến từ kiến trúc là ἀρχιτέκτων (bính âm: Architécctōn, phiên âm: arkhitekton). Từ này bao gồm ἀρχι và τέκτων, trong đó ἀρχι nghĩa là: người chỉ huy trưởng trước tiên, được phiên âm là archi và còn τέκτων nghĩa là: người thợ làm nghề mộc và xây dựng, được phiên âm là tekton.

Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, thuật ngữ kiến trúc sư được chính thức hình thành do từ “Architectus” trong tiếng Latin và từ “Architécctōn” (phiên âm: arkhitekton) trong tiếng Hy Lạp tạo ra từ “Architéktōn” (phiên âm: arkhitekton). “Architéktōn” nghĩa là người thợ kỹ thuật chính.

Một luồng ý kiến thứ hai, có người cho rằng Hy Lạp không hẳn là nơi đầu tiên được biết đến về sự xuất hiện của nghề này. Họ cho biết kiến trúc sư được ghi nhận lâu đời nhất trong lịch sử là Imhotep - tác giả của công trình xây dựng Khu phức hợp Saqqara (thuộc tỉnh Giza ngày nay) và đồng thời là cố vấn của pharaon Djoser vào khoảng năm 2630 đến năm 2611 trước Công nguyên.

Trong tiếng Hán, kiến trúc sư (chữ Hán: 建筑师, bính âm: Jiànzhúshī) được hiểu là người có chuyên môn kỹ thuật và thẩm mỹ cao, đủ kiến thức để tạo nên các không gian và các công trình với cấu trúc mới mẻ và đẹp mắt. Ở Việt Nam, định nghĩa về từ kiến trúc sư được du nhập từ Trung Quốc về nước ta và sau đó được sử dụng phổ biến.

Lịch sử của nghề kiến trúc sư
Lịch sử của nghề kiến trúc sư

Sự phát triển

Quá trình phát triển của nghề kiến trúc sư là một quá trình dài hàng nghìn thế kỷ, trải qua từng thời kỳ khác nhau và phát triển ổn định đến thời kỳ hiện đại ngày nay.

Trong suốt 2 thời kỳ cổ đại và trung đại, phần lớn việc thiết kế thi công các công trình được thực hiện bởi các nghệ nhân chế tác mộc và đá họ tự sáng tạo nên các tác phẩm gỗ, đá bằng các dụng cụ thô sơ, thế nhưng những tác phẩm ấy vẫn trường tồn với thời gian và mang phong cách thẩm mỹ cổ đại.

Trải qua nhiều quá trình sáng tạo trên, họ dần trở thành những bậc thầy về thẩm mỹ cũng như kỹ thuật xây dựng các công trình kiến trúc của nước nhà.

Tại các quốc gia châu Á, kỹ sư kiến trúc trong khi chương trình đào tạo luôn chú trọng mạnh mẽ về phát triển tư duy thẩm mỹ, phát triển khả năng phân tích công năng kiến trúc, bố trí, diễn họa công trình.và phân tích hành vi người dùng.

Bên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng cái cốt lõi để phát triển kiến trúc chuyên nghiệp, khác biệt với những người nghệ nhân dùng chân tay còn phụ thuộc vào sự phát triển độc lập của toán học, mỹ thuật và công nghệ kỹ thuật.

Cụ thể, từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16 giấy được sử dụng phổ biến và thông dụng để vẽ tại các nước châu  u. Vào khoảng năm 1600, bút chì được sử dụng nhiều hơn để vẽ. Từ đó, đã tạo ra sự ra đời của các bản mô phỏng không gian cùng phép chiếu và phương thức phối cảnh tuyến tính để mô phỏng không gian ba chiều theo hai chiều. 

Nhờ vào sự phát triển của của xã hội mà các kiến trúc sư hiện nay đã kết hợp nhiều yếu tố của công trình kiến trúc, bao gồm: tính chính xác, thẩm mỹ không gian, sự bố trí kết cấu chịu lực... để tạo nên các bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh nhất.

Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 18, chiến tranh và sự bão hòa xây dựng lại làm cho nhu cầu về thưởng thức thẩm mỹ không được chú trọng, phần lớn các tòa nhà được xây dựng bởi những người thầu qua thiết kế có sẵn và không có tính sáng tạo. Ngoại trừ, những dự án lớn hoặc công trình của người có sức ảnh hưởng thì vai trò của người kiến trúc sư mới được quan tâm.

Qúa trình phát triển của nghề kiến trúc sư
Qúa trình phát triển dài, trải qua từng thời kỳ khác nhau

Sứ mệnh và vai trò của kiến trúc sư

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm thiết kế và giám sát xây dựng các công trình kiến trúc. Với sứ mệnh này, họ sau khi tiếp nhận công việc sẽ tiến hành từng bước từ khâu lên bản vẽ thiết kế đến giám sát công trình.

Thứ nhất về xây dựng và quản lý công tác thiết kế

Ở bước, xây dựng kế hoạch thiết kế, các kỹ sư sắp xếp cuộc gặp gỡ, trình bày dự án với khách hàng để đưa ra các đề xuất về phương án và thông báo dự trù ngân sách. Sau khi khách hàng đồng ý với kế hoạch đó, họ sẽ lên kế hoạch thiết kế, bao gồm bản vẽ chi tiết, dự án sửa chữa hoặc khôi phục công trình.

Trong quá trình lập bản kế hoạch chi tiết, các kiến trúc sư có thể trao đổi với các nhà khảo sát, chuyên gia, kỹ sư trong ngành xây dựng và các lĩnh vực liên quan nhằm đưa ra các góp ý toàn diện hoặc các giải pháp kỹ thuật cho công trình, đảm bảo xây dựng một bản thiết kế hoàn hảo và đẹp mắt nhất.

Với công cụ thiết kế bản vẽ chi tiết hiện đại, kỹ sư có thể hoàn thành bằng tay hoặc bằng cách sử dụng các ứng dụng thiết kế chuyên dụng như phần mềm AutoCad, 3D Max, Photoshop, Sketchup, Lumion và Revit.

Ngoài việc hoạt động độc lập cá nhân thì một kiến trúc sư cần xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất với công trình thực tế, đảm bảo tuân thủ về quy hoạch và quy định bảo vệ môi trường thông qua việc phối hợp linh hoạt với các bên liên quan để. Như thế sẽ tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong việc thiết kế và lên bản vẽ.

Thứ hai, người kiến trúc sư cần nêu cao vai trò giám sát công trình của chính mình bằng cách trực tiếp ra hiện trường giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công. 

Bên cạnh đó, cần hợp tác với quản lý xây dựng, nhà thầu để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hạng mục xây dựng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đã xác định từ trước. Phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành.

Kiến trúc sư trực tiếp ra hiện trường giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công.
Trực tiếp ra hiện trường giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công

Nghề kiến trúc còn ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và văn hóa kiến trúc

Kiến trúc sư có vai trò quan trọng trong việc định hình môi trường sống của con người. Họ sẽ biến nhu cầu của con người, giải pháp mặt bằng xung quanh thành các công trình phù hợp với môi trường sống và điều kiện phát triển tại nơi đó.

Ví dụ: Với nhu cầu của người dân thành thị muốn xây dựng khu đi dạo buổi tối và tập thể dục buổi sáng thì kỹ sư sẽ lên kế hoạch thiết kế công viên vừa có chỗ vui chơi vừa có chỗ hoạt động tập thể sao cho phù hợp với môi trường sống tại nơi đó.

Như trên mục quản lý thiết kế nói trên, đã đề cập đến việc kỹ sư ngoài việc độc lập sáng tạo bản vẽ thì còn phải tham khảo ý kiến của nhà khảo sát, chuyên gia, kỹ sư khác trong suốt quá trình thiết kế để giúp thiết kế của mình được hoàn chỉnh hơn. Bởi lẽ đây là một phần quan trọng trong thiết kế để đảm bảo rằng các yếu tố như điều hòa không khí, âm thanh, ánh sáng và kết cấu được phối hợp chặt chẽ trong cùng một tổng thể.

Các công trình kiến trúc không chỉ là nơi sinh hoạt, học tập. làm việc mà còn là tượng trưng cho văn hóa và tinh thần của một cộng đồng.

Trải qua quá trình phát triển đã cho thấy văn hóa kiến trúc phụ thuộc vào địa điểm lãnh thổ, tài chính, văn hóa vùng miền, thời gian xây dựng cũng như điều kiện thi công sẵn từ đó kiến trúc sư sẽ đề xuất các phương án thiết kế sao cho phù hợp với từng môi trường xung quanh.

Với như lý do trên, có thể khẳng định kiến trúc sư có ảnh hưởng không chỉ đến môi trường xung quanh mà còn tạo nên nét đẹp văn hóa của từng vùng miền từng thời kỳ khác nhau trên đất nước.

Vậy để trở thành một kỹ sư kiến trúc thì bạn cần trau dồi những kỹ năng gì? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu tiếp nhé.

Nghề kiến trúc có ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và văn hóa kiến trúc
Nghề có ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và văn hóa kiến trúc

Yêu cầu công việc và kỹ năng quan trọng cần có

Yếu tố đầu tiên đó là tố chất sáng tạo, khả năng tư duy logic và tố chất về toán học, vật lý, kỹ thuật.

Về khả năng sáng tạo

Trong kiến trúc, sự sáng tạo, tư duy logic và khiếu thẩm mỹ tốt là những tài năng trời ban cho bạn trở thành một nhà kiến trúc tài ba. Với bộ óc thẩm mỹ tốt và phong phú, kỹ sư sẽ có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo, có một không hai.

Ngoài sự sáng tạo, họ cũng cần tư duy logic như một nhà toán học. Điều đó giúp họ tạo ra các công trình đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng và có sự liên kết giữa các yếu tố với nhau tạo nên 1 bản thiết kế tuyệt vời nhất.

Kiến thức về vật lý, toán học, kỹ thuật

Trong công việc, kiến trúc sư thường phải tính toán, đo đạc tỷ lệ các hạng mục công trình, các chi tiết kiến trúc. Vì vậy bạn bắt buộc bạn phải có kỹ năng toán học tốt nếu muốn theo nghề này.

Công việc của kỹ sư kiến trúc không chỉ đòi hỏi tính nghệ thuật, sự khéo léo mà còn yêu cầu khối lượng kiến thức về toán học đủ tốt. Bởi một bản thiết kế muốn thi công trên thực tế thì cần phải dựa vào cách đo lường chính xác với các tỷ lệ phù hợp, sau đó tính toán số liệu triển khai trên thực tế dựa trên tỷ lệ bản vẽ đã lên. Chính vì vậy, để làm tốt được nghề này, bạn cần phải có một nền tảng kiến thức vững chắc về toán học trước khi chuẩn bị hành trang theo đuổi nghề.

Về kiến thức vật lý và kỹ thuật

Một môn học không thể thiếu trong đào tạo bạn trở thành một kiến trúc đó là môn vật lý kiến trúc do đó ngoài việc vận dụng kiến thức toán học một kỹ sư cần có kiến thức tốt về vật lý để nghiên cứu các yếu tố về môi trường âm thanh, môi trường độ ẩm và anh sáng của các thành phần kiến trúc vì chúng có những ảnh hưởng dẫn lên đến việc thi công.

Kiến trúc sư phải liên tục làm việc với các bản vẽ, vì vậy, bạn không thể nào không biết thiết kế và kỹ thuật. Tuy nhiên, cần phân biệt được sự khác nhau hoàn toàn kỹ năng thiết kế của một người thiết kế đồ họa với kỹ năng thiết kế của một kỹ sư. Bởi người thiết kế đồ họa chỉ cần lên bản vẽ trên giấy hoặc phần mềm còn kỹ năng thiết kế của kỹ sư còn là sự kết hợp của kỹ thuật và tính thẩm mỹ, bạn cần phải biết cách dung hòa vẻ đẹp cũng như chức năng của công trình sao cho đúng với thực tế.

Kiến thức về vẽ, mô hình hóa

Nền tảng kiến thức về mỹ thuật cũng là điều kiện thuận lợi giúp bạn có thể bước chân vào con đường nghề nghiệp của kiến trúc sư. Để có thể tạo nên bản vẽ phác thảo ý tưởng bạn cần có khả năng thẩm mỹ cũng như kiến thức về mỹ thuật. Thêm vào đó, kỹ sư cũng cần phải biết phối hợp hài hòa giữa các yếu tố về màu sắc, họa tiết và bố cục để có thể hoàn thiện một bản thiết kế. 

Ngoài ra, khả năng về mỹ thuật còn là tố chất tự nhiên của mỗi người. Do vậy đòi hỏi ở bạn một đầu óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú và tư duy trừu tượng từ đó giúp hiện thực hóa ý tưởng lên những bản vẽ một cách dễ dàng.

Kiến thức về văn hóa, lịch sử

Tại mỗi vùng miền hoặc văn hóa khác nhau, con người có những nhu cầu văn hóa kiến trúc riêng biệt. Dó đó bạn phải am hiểu về văn hóa và lịch sử khi bạn nhận thiết kế công trình. Hoặc bạn là những người vùng khác đến thì phải có sự tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa nơi đây sao cho đáp ứng được những nhu cầu và đòi hỏi của con người ở đó.

Yêu cầu trong công việc cần có của nghê kiến trúc sư
Những yêu cầu trong công việc cần phải có

Kỹ năng mềm cần thiết

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Nếu bạn muốn trở thành một kiến trúc sư thì ngoài khả năng sáng tạo, kỹ năng toán học và kỹ thuật tốt chưa đủ bạn cần có thêm các kỹ năng mềm khác trong đó quan trọng là kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng thiết yếu và yêu cầu mọi nghề nghiệp cần phải có trong khi bạn là một kỹ sư kiến trúc khi bạn đã hoàn thành bản kế hoạch thiết kế của mình thì bạn cần phải thuyết phục được khách hàng, chủ đầu tư chấp nhận thiết kế đó. Lúc này bạn sẽ cần đến kỹ năng giao tiếp và thuyết trình để bảo vệ thiết kế và giành chiến thắng.

Kỹ năng làm việc nhóm

Quả đúng như vậy, trong quá trình thiết kế bản vẽ bạn cần sự tham khảo và phối hợp với rất nhiều bên liên quan, bạn cũng cần sự giúp đỡ của các chuyên gia, các kỹ sư để giúp bạn có những lời khuyên hay góp ý về bản kế hoạch từ đó tạo nên 1 thiết kế hoàn chỉnh nhất.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình thiết kế và thi công, bạn không thể đảm bảo được sẽ không có một sự cố hay một lỗi sai nào xảy ra. Do đó bạn phải là một người linh hoạt trong xử lý công việc, nhanh nhẹn phát hiện và giải quyết triệt để vấn đề xảy ra. Luôn có những biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra từ khâu thiết kế đến thi công. Như vậy, bạn mới xứng đáng là một kiến trúc sư nhạy bén trong công việc.

Kỹ năng lãnh đạo

Sau khi hoàn thành bước thiết kế bản vẽ kỹ thuật. các công trình sẽ được tiến hành thi công trên thực tế. Trong quá trình thi công bạn sẽ có vai trò giám sát công trình, lãnh đạo công việc mình đảm nhận. Một kiến trúc sư cần có tiếng nói trong quản lý công việc, phân công nhiệm vụ từng chi tiết công trình và quản lý nhân sự của mình.

Kỹ năng mềm cần thiết của kiến trúc sư
Những kỹ năng mềm cần thiết 

Đào tạo và định hướng tương lai

Để trở thành kiến trúc sư, cần có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ.

Vậy các trường nào đào tạo ngành kiến trúc và khối ngành dự tuyển là gì?

Nền giáo dục nước ta hiện nay có rất nhiều trường lớp đào tạo ngành kiến trúc nhưng bạn nên tham khảo theo học tại các trường đại học đào tạo chuyên ngành nổi tiếng và uy tín.

Một số trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam hiện nay:

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Kiến trúc TPHCM
  • Đại học Xây dựng
  • Đại học Văn Lang
Trường Đại học Kiến trúc
Trường Đại học Kiến trúc

2 khối chính của ngành kiến trúc là: Khối V và H. Tùy vào mỗi trường và khả năng từng thí sinh sẽ lựa chọn tổ hợp môn thi sao cho phù hợp như sau:

  • V00 (Toán, Lý, Vẽ)
  • V02 (Toán, Anh, Vẽ)
  • H01 (Toán, Văn, Vẽ)
  • H02 (Văn, Anh, Vẽ)

Ngoài tấm bằng cử nhân, kỹ sư cần có chứng chỉ hành nghề kiến trúc để được phép hoạt động nghề nghiệp.

Chứng chỉ hành nghề là giấy chứng nhận người đó đã đủ điều kiện và có đủ năng lực để thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực kiến trúc. Nó là một trong những chứng chỉ quan trọng và cần thiết nhất đối các kỹ sư trong ngành.

Điều kiện cấp giấy chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư được quy định tại Điều 28 Luật kiến trúc 2019.

Cụ thể như sau:

  • Đạt trình độ chuyên ngành từ đại học trở lên;
  • Có kinh nghiệm tối thiểu là 03 năm trong nghề tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
  • Đạt yêu cầu về sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề.
Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Mức lương và quyền lợi 

Để trở thành một kiến trúc sư tốn kém cả về chi phí lẫn thời gian. Vậy nên lương của họ cũng được từng doanh nghiệp áp dụng chiêu mộ với thu nhập khác nhau và có mức lương cao hơn các ngành khác.

Mức lương trung bình của kiến trúc sư tại Việt Nam là khoảng 15 triệu đồng/tháng. Đối với những người nổi tiếng có tay nghề, mạng lưới quan hệ rộng và kinh nghiệm lâu năm mức lương còn cao hơn rất nhiều.

Ngoài lương, họ còn nhận được các quyền lợi khác như thưởng theo hiệu quả công việc và các khoản thưởng ngày lễ tết. Chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của Luật Lao động

Đối với các công ty lớn hoặc công ty nước ngoài nếu bạn có trình độ tốt bạn có thể được của đào tạo nâng cao từ các chuyên gia nổi tiếng trên cả nước và thế giới hoặc được doanh nghiệp cử đi đào tạo tại nước ngoài.

Mức lương và quyền lợi của kiến trúc sư
Mức lương và quyền lợi theo hiệu quả công việc

Các thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực kiến trúc

"Architect" là thuật ngữ quen thuộc nhất mà một kiến trúc sư cần phải biết. Trong tiếng Anh, kiến trúc sư được gọi là "architect nghĩa một nghề, chuyên môn được đào tạo, công nhận về lĩnh vực thiết kế công trình và cảnh quan trong xây dựng.

Một số thuật ngữ kỹ thuật liên quan bao gồm:

  • Architecture: Kiến trúc
  • Building: Công trình kiến trúc
  • Design: Thiết kế
  • Construction: Xây dựng
Các thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực kiến trúc
Các thuật ngữ kỹ thuật tiếng Anh có liên quan

Cơ hội nghề nghiệp và tìm việc làm 

Trong nền kinh tế phát triển ngày nay, nhằm đáp ứng các nhu cầu đời sống nâng cao rất nhiều cơ hội việc làm cho các tân cử nhân làm việc tại các công ty, doanh nghiệp có dịch vụ thiết kế, tư vấn xây dựng công trình. Điều này khiến cho nhu cầu tuyển ứng tuyển của kiến trúc sư cũng vô cùng rộng mở. Đây được coi là cơ hội việc làm hấp dẫn cho nghề này trong tương lai.

Qua các cuộc điều tra tỷ lệ thất nghiệp đối với các tân cử nhân kiến trúc là ở mức rất thấp vì hầu hết các bạn có nhiều cơ hội ứng tuyển các vị trí như: kiến trúc sư các mảng như: thiết kế nội thất, xây dựng, quy hoạch, tư vấn,... Phần lớn, có rất nhiều bạn xin làm việc tại các công ty cung cấp dịch vụ , các đơn vị kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế,... để khi ra trường chúng ta sẽ có cơ hội việc làm và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp và sau khi làm việc tại đây với nhiều năm kinh nghiệm các bạn sẽ quay lại trở thành một kiến trúc sư hoạt động độc lập và có tên tuổi.

Một số ít, các bạn cử nhân ra trường với tấm bằng xuất sắc được các trường giữ lại để trở thành giảng viên tại các trường chuyên ngành.

cơ hội việc làm hấp dẫn cho nghề kiến trúc sư trong tương lai.
Cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai

Vị trí việc làm và ngành nghề liên quan

Hiện nay có rất nhiều vị trí cho các bạn tự do lựa chọn các vị trí phù hợp với chuyên môn và khả năng của mình như:

  • Kỹ sư thiết kế
  • Kỹ sư giám sát
  • Kỹ sư cảnh quan
  • Kỹ sư nội thất
  • Kỹ sư quy hoạch đô thị

Việc lựa chọn lĩnh vực ngành kiến trúc cũng được quan tâm rất nhiều bởi lẽ mỗi lịch vực có những yêu cầu và sự hấp dẫn khác nhau như:

  • Xây dựng
  • Quy hoạch
  • Thiết kế
  • Nội thất
  • Thiết kế
  • Nội thất

Trên đây là tất cả các kiến thức và các nội dung chi tiết nhất về nghề kiến trúc sư. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Tuy rằng, kiến trúc sư cũng là một ngành nghề khó và đòi hỏi nhiều kỹ năng thế những với đam mê và nhiệt huyết chúng tôi tin rằng các bạn sẽ vượt qua để chinh phục ước mơ và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Đối với các bạn có dự định theo đuổi nghề này các bạn hãy trau dồi kỹ năng của mình ngay từ bây giờ nhé.
 

Bạn cần tư vấn

Liên hệ ngay với Ikay qua Hotline: 0866 062 115

Email: contact@ikay.vn

Đánh giá & bình luận

0

0 đánh giá

0

0

0

0

0

Đánh giá của bạn:

Gửi bình luận

Chia sẻ:

Nhận cập nhật

Bài viết mới sẽ được gửi tới email mà bạn đăng ký

Yêu cầu tư vấn






Gửi

Trang tin tức của chúng tôi cập nhật hàng ngày các tin mới nhất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và nội thất trong nước và quốc tế. Bao gồm các tin tức về các công trình mới, công nghệ mới, các xu hướng thiết kế mới... nhằm mang đến nguồn thông tin kịp thời, hữu ích cho độc giả.

Tính phí xây dựng chỉ 30s

Nhận các tính năng mới mạnh mẽ trong tầm tay bạn tự động và không mất thêm phí. Công nghệ của IKay trở nên tốt hơn theo thời gian, vì vậy bạn luôn có tính năng mới với mức độ bảo mật cao nhất

Bắt đầu tính phí
application-home