Chọn một quốc gia hoặc khu vực khác để xem nội dung cụ thể cho vị trí của bạn.
Tiếp tục

Tin tức

[Giải mã] Logia là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa Logia và Ban công

193 lượt xem

Mục lục bài chia sẻ

Lô gia, hay Logia là thuật ngữ thường được sử dụng trong xây dựng. Hạng mục kiến trúc này có những nét tương đồng với ban công - đều là phần hành lang bên ngoài của căn nhà. Vậy logia là gì? Nó có gì khác với ban công? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây để IKAY giải đáp thắc mắc.

Thông tin cần biết về Logia

Logia là gì? Logia là hành lang hướng ra ngoài, nhưng được xây thụt vào bên trong, bằng với mặt bằng nhà. Do được xây âm vào bên trong nên logia không bị ảnh hưởng bởi mưa gió. Gia chủ có thể thoải mái trồng cây cảnh, bố trí bàn ghế, phơi phóng quần áo,... tại vị trí này. Nếu đứng từ trong nhìn ra ngoài, chúng ta chỉ thấy một hướng trước mặt, còn lại hai bên và trên đầu đều bị tường và sàn tầng trên che lại.
Khác với logia, ban công được xây dựng nằm nhô ra ngoài mặt bằng nhà. Từ ban công, gia chủ có thể nhìn đi các hướng khác nhau do ban công không bị chắn lại bởi tường hay sàn tầng trên. Ban công có thể có mái hoặc không có mái che, tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của gia chủ. 

Logia là gì trong cấu trúc nhà ở?
Logia là gì trong cấu trúc nhà ở?

Quy định cơ bản về thiết kế logia

Theo quy định của Bộ Xây dựng, hạng mục lô gia khi xây dựng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Ở các công trình cao tầng, từ tầng thứ 6 trở đi phải sử dụng lô gia - không được xây ban công.

  • Lan can không được hở phần chân dưới và phải đảm bảo chiều cao tối thiểu là 1,2m.

  • Lan can phải được làm từ vật liệu có khả năng chịu lực tốt, an toàn, và chống cháy, chống nổ.

  • Đối với Lô gia có lan can làm từ kính cường lực, cần phải gắn với vật cố định để đảm bảo độ chắc chắn, đặc biệt với những gia đình có con nhỏ. Không khuyến khích lắp kính.

  • Để công tác cứu hộ, cứu nạn khi không may có điều gì xảy ra diễn ra thuận tiện, các gia đình cần bố trí thêm cửa sổ với lỗ mở thông thủy có kích thước từ 600mm x 600mm trở lên, đặc biệt là trong các căn nhà không có Logia.

Mặc dù lô gia không chịu nhiều tác động từ thời tiết như ban công, nhưng khi thiết kế vẫn cần phải đáp ứng những yếu tố sau đây:

  • Mặt sàn chịu lực tốt và chống thấm.

  • Sử dụng vật liệu cách nhiệt như bê tông bọt, than xỉ,... để tạo lớp cách nhiệt đủ dày, từ đó cải thiện khả năng cách nhiệt của không gian.

  • Mặt sàn cần được xây bằng phẳng để đảm bảo thoát nước hiệu quả, tránh tình trạng dột, ẩm mốc.

Quy định cần lưu ý khi thiết kế logia
Quy định cần lưu ý khi thiết kế logia

Phân loại logia dựa theo mục đích

Dựa theo mục đích sử dụng, logia được phân thành 2 loại:

  • Phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí: Loại logia này thường được xây cạnh phòng ngủ, phòng khách hoặc khu vực sinh hoạt chung. Tại đây, gia đình có thể trồng các loại cây, hoa làm cảnh hoặc đặt một chiếc giường nhỏ để tận dụng không gian làm phòng ngủ nhỏ.

  • Mục đích phục vụ: Thường được liên kết với khu vực bếp hoặc nhà vệ sinh, logia trở thành không gian để gia đình đặt các tủ kệ để cất giữ đồ vật ít sử dụng, giúp tiết kiệm diện tích và tạo sự gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài ra, với các căn hộ có diện tích hạn chế, logia còn được tận dụng làm nơi giặt giũ và phơi phóng quần áo.

Đặc điểm khác biệt giữa ban công và logia

Logia và ban công là hai hạng mục kiến trúc có nhiều tương đồng nên nhiều người còn nhầm lẫn. IKAY sẽ giúp bạn phân biệt dễ dàng qua bảng so sánh dưới đây: 

Tiêu chí so sánh

Lô gia

Ban công

Kết cấu

Là phần khoét sâu vào bên trong nhà với tầm quan sát chính là hướng trước mặt.

Được xây nhô ra bên ngoài nhà với 2 - 3 hướng quan sát xung quanh.

Thiết kế

Được sử dụng cho các công trình cao tầng, đặc biệt từ tầng 6 trở lên.

Chỉ sử dụng cho các công trình thấp dưới 6 tầng.

Ưu điểm

- Mang tính riêng tư và kín đáo.

- Do có mái che nên không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

- Nếu có kính che với lớp kính cường lực dày sẽ giúp ngăn chặn tiếng ồn từ bên ngoài, đặc biệt phù hợp cho các ngôi nhà ở khu vực đông đúc.

- Có thể quan sát rộng ra 2 - 3 hướng khác nhau.

- Đón nhiều ánh sáng tự nhiên cũng như gió trời do thiết kế mở.

- Do đón nhiều nắng nên trồng được nhiều loại cây hơn.

- Đa dạng về kiểu dáng, họa tiết giúp tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian.

Nhược điểm

- Tầm nhìn bị hạn chế, thường chỉ nhìn được hướng phía trước, vì hai bên hông thường được che chắn để tạo không gian riêng tư.

- Vì thiết kế ít tiếp xúc nắng mưa nên chỉ trồng được cây ưa bóng trên logia.

- Do không được che chắn mà chỉ có lan can nên cần tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc để đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn.

- Phải chịu sự tác động trực tiếp từ thời tiết xấu như mưa nắng.

 

Logia và ban công có nét khác biệt cơ bản
Logia và ban công có nét khác biệt cơ bản

Cách trang trí ấn tượng và thu hút

Thay vì sử dụng lô gia để làm không gian giặt giũ khá chật chội, gia đình có thể tận dụng nó để làm khu vực thư giãn, nghỉ ngơi và sinh hoạt.
Một cách trang trí khá phổ biến hiện nay là làm nơi chăm sóc cây cảnh hoặc các loại hoa. Gia chủ có thể sử dụng vật liệu tự nhiên như đá, gỗ kết hợp với cây cối, tạo ra các khu vườn nhỏ xinh đẹp. Nếu logia gần khu vực phòng khách, việc kết hợp hai không gian này sẽ mang lại cảm giác mở và thoáng đãng, tăng sức sống và sắc xanh cho căn hộ.
Bên cạnh cách trang trí thành khu vườn nhỏ, gia đình có thể sử dụng không gian này để đặt một chiếc bàn trà nhỏ. Mỗi cuối tuần, gia đình lại cùng nhau quây quần, tận hưởng khoảng thời gian quý báu ngay trong căn nhà của mình.
Với khu vực lô gia được thiết kế liền kề phòng ngủ, gia chủ có thể tận dụng để làm nơi đọc sách, ngắm cảnh bên ngoài cùng một tách cà phê thơm ngon.

Những lưu ý khi thiết ban công và logia

Khi thiết kế hạng mục yêu cầu độ an toàn cao như ban công và logia, gia chủ cần đặc biệt lưu ý:

  • Cần có khả năng chịu ẩm và ánh sáng mặt trời. Lan can cần được làm từ vật liệu chống cháy nổ, đồng thời phải đảm bảo độ cứng cáp cao và an toàn cho người sử dụng.

  • Kết cấu phải chịu lực, chống thấm và cách nhiệt để tăng cường độ an toàn. Sàn cần được làm từ vật liệu kết cấu chịu lực tốt như sàn gỗ, thép, hoặc bê tông cốt thép và nên được thiết kế với độ dốc nhẹ khoảng 1% - 2% để thoát nước một cách hiệu quả.

  • Để đảm bảo an toàn, chiều cao của lan can từ tầng hai đến tầng năm phải đạt khoảng 90 - 100 cm. Còn từ tầng năm trở lên, chiều cao lan can cần đạt mốc tối thiểu 100cm, có thể cao đến 120 cm - 140 cm để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

  • Lan can bảo vệ logia nên làm từ thép bản dập, được xếp dọc để ngăn cản trẻ em leo trèo. Để đạt độ an toàn tuyệt đối, gia chủ có thể lắp thêm lưới an toàn (vẫn phải lưu ý đến yêu cầu về phòng cháy chữa cháy cho công tác cứu hộ).

Những lưu ý khi thiết kế ban công và lô gia
Những lưu ý khi thiết kế ban công và lô gia

Một số mẫu thiết kế logia đẹp cho căn hộ, nhà ở thu hút nhất 2023

Dưới đây là một số mẫu thiết kế logia đẹp cho căn hộ, nhà ở mời quý bạn đọc tham khảo:

Sử dụng lô gia thành khu vực đọc sách hiện đại

Đối với các căn hộ có diện tích nhỏ, không có nhiều không gian riêng cho việc đọc sách, gia chủ có thể tận dụng lô gia để biến nó thành một phòng đọc nhỏ. Chuẩn bị một bộ bàn ghế sofa nhỏ gọn, hoặc chỉ cần một chiếc ghế tựa êm ái là có thể đắm chìm trong những trang sách hay.

Thiết kế khu vực đọc sách trong hành lang - Mẫu 1
Thiết kế khu vực đọc sách trong hành lang - Mẫu 1
Thiết kế khu vực đọc sách trong hành lang - Mẫu 2
Thiết kế khu vực đọc sách trong hành lang - Mẫu 2
Thiết kế khu vực đọc sách trong hành lang - Mẫu 3
Thiết kế khu vực đọc sách trong hành lang - Mẫu 3

Thiết kế lô gia thành khu vực nghỉ ngơi tạo cảm giác thoải mái

Không gian rộng rãi, đón nắng và gió tự nhiên của lô gia là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn. Bạn có thể trang bị một chiếc võng, một chiếc ghế tựa thoải mái hoặc những chiếc nệm lười để tạo ra một góc nhỏ cho những giờ nghỉ ngơi, nạp năng lượng.

Thiết kế khu vực nghỉ ngơi, thư giãn - Mẫu 1
Thiết kế khu vực nghỉ ngơi, thư giãn - Mẫu 1
Thiết kế khu vực nghỉ ngơi, thư giãn - Mẫu 2
Thiết kế khu vực nghỉ ngơi, thư giãn - Mẫu 2
Thiết kế khu vực nghỉ ngơi, thư giãn - Mẫu 3
Thiết kế khu vực nghỉ ngơi, thư giãn - Mẫu 3

Tận dụng làm thành phòng làm việc mini tiện lợi

Bạn có thể tận dụng không gian lô gia để làm thành phòng làm việc tuy mini mà vô cùng tiện lợi. Không cần chuẩn bị quá nhiều, bạn đơn giản chỉ cần có một chiếc bàn làm việc, một chiếc ghế thật thoải mái và một kệ sách nhỏ để bàn là có ngay không gian làm việc mở, hòa mình với thiên nhiên.

Thiết kế phòng làm việc mini - Mẫu 1
Thiết kế phòng làm việc mini - Mẫu 1
Thiết kế phòng làm việc mini - Mẫu 2
Thiết kế phòng làm việc mini - Mẫu 2
Thiết kế phòng làm việc mini - Mẫu 3
Thiết kế phòng làm việc mini - Mẫu 3

Thiết kế thành “phòng ăn ngoài trời” sáng tạo

Gia chủ có thể sắm một chiếc bàn ăn nhỏ, một vài chiếc ghế với một vài chậu cây xanh bên ngoài lô gia để tạo nên không gian “phòng ăn ngoài trời”, đặc biệt thích hợp cho gia đình nhỏ quây quần vào những ngày nắng đẹp.

Thiết kế phòng ăn ngoài trời - Mẫu 1
Thiết kế phòng ăn ngoài trời - Mẫu 1
Thiết kế phòng ăn ngoài trời - Mẫu 2
Thiết kế phòng ăn ngoài trời - Mẫu 2
Thiết kế phòng ăn ngoài trời - Mẫu 3
Thiết kế phòng ăn ngoài trời - Mẫu 3

Biến lô gia phong cách tân cổ điển thanh lịch

Ý tưởng trang trí lô gia thành khu vực mang đậm phong cách tân cổ điển thanh lịch không hề khó thực hiện. Gia chủ có thể sử dụng những tấm gỗ nhựa để lót sàn, trang bị thêm những chiếc ghế, cái bàn từ gỗ tự nhiên và trang trí vách tường bằng những thanh lam gỗ là khu vực lô gia sẽ trở nên sang trọng hơn bao giờ hết.

Trang trí hành lang tân cổ điển - Mẫu 1
Trang trí hành lang tân cổ điển - Mẫu 1
Trang trí hành lang tân cổ điển - Mẫu 2
Trang trí hành lang tân cổ điển - Mẫu 2
Trang trí hành lang tân cổ điển - Mẫu 3
Trang trí hành lang tân cổ điển - Mẫu 3

Thiết kế lô gia thành khu giặt phơi đầy tiện ích

Đối với những người muốn tận dụng hết công năng của các khu vực trong nhà, lô gia có thể làm nơi giặt giũ hàng ngày cho gia đình. Tuy nhiên, khi bố trí máy giặt, máy sấy, khu vực phơi đồ,... bạn lưu ý sắp xếp gọn gàng để lô gia này vẫn giữ được tính thẩm mỹ.

Thiết kế thành khu vực giặt đồ - Mẫu 1
Thiết kế thành khu vực giặt đồ - Mẫu 1
Thiết kế thành khu vực giặt đồ - Mẫu 2
Thiết kế thành khu vực giặt đồ - Mẫu 2
Thiết kế thành khu vực giặt đồ - Mẫu 3
Thiết kế thành khu vực giặt đồ - Mẫu 3

Thiết kế lô gia với cây trồng

Thật tuyệt làm sao khi ngay trong chính căn hộ của bạn lại có một khu vườn nhỏ xinh. Lô gia là khu vực rất phù hợp để bạn biến mong ước này thành hiện thực: có nắng, có gió, có mưa. 
Để tạo nên một khu vườn ấn tượng tại lô gia, bạn có thể kết hợp cây xanh với vật liệu, hoặc tạo ra một vườn khô phối hợp với tiểu cảnh nước,... Nhưng nên lưu ý rằng lô gia không đón quá nhiều nắng nên cầu chọn loại cây ưa bóng và có phần rễ nông. Lưu ý đầu tư xây dựng thêm hệ thống thoát nước để không làm sàn nhà bị ngấm, dột.

Trang trí với cây trồng tươi xanh - Mẫu 1
Trang trí với cây trồng tươi xanh - Mẫu 1
Trang trí với cây trồng tươi xanh - Mẫu 2
Trang trí với cây trồng tươi xanh - Mẫu 2
Trang trí với cây trồng tươi xanh - Mẫu 3
Trang trí với cây trồng tươi xanh - Mẫu 3

Vậy là IKAY đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi logia là gì, cách phân biệt logia và ban công. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về hai hạng mục công trình này và chọn được mẫu logia đẹp cho căn nhà của mình.

Bạn cần tư vấn

Liên hệ ngay với Ikay qua Hotline: 0862 851 588

Email: contact@ikay.vn

Đánh giá & bình luận

0

0 đánh giá

0

0

0

0

0

Đánh giá của bạn:

Gửi bình luận

Chia sẻ:

Nhận cập nhật

Bài viết mới sẽ được gửi tới email mà bạn đăng ký

Yêu cầu tư vấn






Gửi

Thiết kế nội thất chính là nghệ thuật biến không gian trống thành không gian sống đẹp, tiện nghi và phù hợp với từng gia đình. Chúng tôi tổng hợp và giới thiệu các mẫu thiết kế nội thất đẹp mắt, ấn tượng cùng xu hướng mới trong lĩnh vực này để độc giả tham khảo.

Tính phí xây dựng chỉ 30s

Nhận các tính năng mới mạnh mẽ trong tầm tay bạn tự động và không mất thêm phí. Công nghệ của IKay trở nên tốt hơn theo thời gian, vì vậy bạn luôn có tính năng mới với mức độ bảo mật cao nhất

Bắt đầu tính phí
application-home